Vì nhà đang có việc gấp, chị Bích Thúy (1984) cắm cúi chạy xe về thật nhanh để kịp việc. Đang ngon trớn, đột nhiên chị thấy phía trước mình, ngay ngã ba Trường Sơn – Hồ Bá Kiện, bên hông công viên Lê Thị Riêng (TP.HCM) mọi người dừng lại ùn cục. Rõ ràng, chị thấy ở cột giao thông đó, hình chiếc xe máy đang có màu xanh, tức là xe máy được phép chạy thẳng, ngay cả khi đèn chính đỏ.
Sau phút phân vân, chị đoán, chắc mọi người rẽ trái qua đường Hồ Bá Kiện nên mới thế. Nhưng, khi đèn xanh chính của cột bật lên, thì hóa ra có tới 4 đến 5 người đi thẳng chứ không rẽ trái. Hóa ra, những người đó không hề thấy hoặc quan tâm đến các tín hiệu giao thông trên cột đèn. Thấy người ta dừng lại, họ cũng dừng lại theo. Chị Thúy chợt nghĩ đến bản thân, hình như, thỉnh thoảng chị cũng lưu thông xe trên đường theo thói quen, nhìn vào hành động của người đi trước mình như thế.
Chị Thúy, cũng như rất nhiều người Việt Nam khác, có bằng lái xe đàng hoàng, tức là cũng học qua luật giao thông đường bộ dành cho xe máy. Nhưng, sau khi học xong, qua tầm 2 năm thì chữ thầy trả thầy, chẳng ai nhớ bất cứ luật gì nữa và đi xe theo phán đoán, thói quen hoặc học theo hành động của người đi trước. Như trong xã hội của loài kiến!
Thấy một người chạy trên vỉa hè, nhiều người cũng...chạy theo |
Thế nên, mới có chuyện, mặc dù đã thấy đèn đỏ, nhưng thấy người trước cố vượt, mình cũng học theo; khiến rất nhiều con ngã tư, ngã năm tắt nghẽn mỗi khi tan tầm.
Trong rất nhiều người tham gia vượt đèn đỏ, không ít người vượt đèn đỏ trong vô thức. Lúc làm việc đó, họ không ý thức được việc mình là là cực kỳ sai trái, nếu bị công an bắt, sẽ phạt đến 400 ngàn đồng và giam xe 30 ngày. Đó là hậu quả nhẹ, hậu quả nặng là có thể có xe nào đó lưu thông ở đường còn lại, chạy với tốc độ cao, đâm trực diện, sự tử vong có thể xảy ra; nhất là khi đêm xuống, đường vắng.
Tai nạn giao thông rất dễ xảy ra khi cố vượt đèn đỏ |
Đã có rất nhiều vụ tai nạn, tử vong ở ngay ngã tư đèn đỏ. Mới đây nhất, ngày 30/3, một người phụ nữ điều khiển xe máy biển số 62F7 – 1217, đã cố qua đường dù đã đèn đỏ tại giao lộ với đường An Dương Vương, phường An Lạc, quận Tân Bình, đã bị ô tô mang biển số 94M-3238 đâm phải. Xe máy bị xuốn vào gầm trước xe ô tô, còn nạn nhân thì phải đi bệnh viện cấp cứu.
Trước đó, tháng 9/2012, một tân sinh viên của trường Cao đẳng Việt-Hàn bị tông chết do cố vượt đèn đỏ. Trên đường đi nhập học, Trần Duy Phú (1993) đã vượt đèn đỏ ở ngã tư đường Đại lộ Lê Nin-Duy Tân. Đúng lúc đó, chiếc ô tô mang biển số BKS 37S-1989 từ đường Duy Tân sang đâm trực diện. Phú tử vong lại chỗ, bạn ngồi sau dính chấn thương nặng.
Có thể, Phú thấy nhiều người vượt đèn vàng ở phía trước, nên cố tăng tốc qua ngã tư nhanh thì dính đèn đỏ; thay vì dừng lại thì em lại muốn vượt qua luôn, rồi đâm phải ô tô. Do vội vàng muốn vượt qua ngã tư, tốc độ của xe Phú là cực cao, khi đụng ô tô thì không xử lý kịp. Thế nên, khi qua ngã ba và tư, thay vì nhìn người phía trước; mọi người hãy làm ơn nhìn đèn tín hiệu giao thông. Nhiều người sai không thể làm nên việc đúng.
Nhiều người sai không thể làm nên việc đúng. Lúc bị CSGT gọi vào, cũng không biết mình sai hay các anh công an sai để cãi lại. |
Cũng như thế, khi lưu thông trên đường cao tốc hoặc quốc lộ, thay vì nhìn vào đồng hồ đo tốc độ, đường và các biển báo tốc độ hạn chế; mọi người chỉ chăm chú nhìn xe phía trước và cảnh sát giao thông.
Trên đường đi Vũng Tàu hoặc miền Tây, chúng ta hay gặp cảnh xe đang chạy với tốc độ cao; đột nhiên tất cả mọi người đồng loạt chạy chậm lại một nửa: khoảng 30km/h. Hóa ra, phía trước có cảnh sát giao thông, người đầu tiên đi chậm, nhiều người khác học theo. Một nỗi sợ CSGT khiến nhiều người đột nhiên ngoan một cách đặc biệt. Trong khi, rõ ràng mình chẳng cần phải quan tâm đến CSGT nếu đi đúng luật: chạy 60km/h, ngoài khu dân cư và không lấn tuyến.
Một trong những lý do quan trọng khiến nhiều người sợ CSGT tột độ là do họ không hiểu luật, chỉ tham gia giao thông theo phản xạ, theo thói quen, mô phỏng. Thế nên, lúc đi trên đường họ không biết mình phải làm gì khi đi một mình. Còn học theo người khác, lúc thiên hạ sai tức mình cũng sai. Lúc bị CSGT gọi vào, cũng không biết mình sai hay các anh công an sai để cãi lại. Sự bất mãn về CSGT hay bị CSGT chèn ép, cũng từ việc thiếu hiểu luật giao thông mà ra.
Theo: đvo
Theo: đvo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét